Ngày nay, băng tải công nghiệp đang được sử dụng rất nhiều trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi sử dụng hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian,…trong việc vận hành.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tốt nhất của băng tải, một phần sẽ phụ thuộc vào vai trò của con lăn – một trong những bộ phận quan trọng của băng tải. Vì sao con lăn lại được xem là bộ phận không thể thiếu của hệ thống băng tải? Nó có tác dụng thế nào trong việc vận hành băng tải? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé.
1. Ứng dụng con lăn trong băng tải công nghiệp
Con lăn là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống băng tải của các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và nhiều ngành sản xuất khác. Đặc biệt, con lăn được sử dụng rất nhiều trong việc khai thác khoáng sản giúp vận chuyển than từ hầm mỏ, sắt mới nung chuyển ra khỏi lò.
Không những thế, con lăn còn được sử dụng trong quá trình sản xuất có môi trường độc hại, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động… Tùy thuộc vào lĩnh vực đặc trưng mà doanh nghiệp lựa con lăn phù hợp với hệ thống băng tải.
2. Vai trò của con lăn trong hệ thống băng tải công nghiệp
Ngày nay, vật liệu sử dụng để làm con lăn khá đa dạng. Tùy chất lượng mà con lăn sẽ được sử dụng phù hợp với điều kiện, môi trường sản xuất. Một số vật liệu được sử dụng rộng rãi như inox, thép, nhựa hoặc sắt,… mỗi loại lại có một ưu điểm và công năng sử dụng riêng.
Con lăn với thiết kế hình trụ và bề mặt nhẵn bóng giúp tiếp xúc trực tiếp với mặt băng tải, mặt dây chuyền. Từ đó, hệ thống sản xuất được vận chuyển linh hoạt mang đến hiệu suất sản xuất cao. Ngoài ra, nó được thiết kế kiểu đồng tâm giúp băng tải hoạt động ổn định, không bị lắc trong quá trình vận tải hàng hóa.
Con lăn được thiết kế từ vật liệu có khả năng chịu lực cao giúp nâng đỡ hệ thống băng tải công nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, thiết bị này giúp mặt băng tải không bị chủng hoặc võng xuống và chịu tải, giảm độ rung lắc đáng kể cho bề mặt băng tải. Từ đó, giúp tăng độ bám dính, hạn chế khả năng trượt ra ngoài của vật liệu, hàng hóa khiến quá trình vận chuyển dễ dàng, hiệu quả hơn.