Càng ngày càng nhiều loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép để tạo thuận lợi cho việc sản xuất cũng như để sản phẩm có được các đặc tính mong muốn. Về phía người tiêu dùng, với mong muốn có được sản phẩm an toàn, họ đang ngày càng quan tâm đến tác động của các hóa chất, đặc biệt là tác động của chúng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Để hiểu rõ và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về tính an toàn của sản phẩm, các nhà sản xuất, doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên các kiến thức về quy định quốc tế và danh sách các chất bị hạn chế (RSL) để có kế hoạch kiểm soát kịp thời. Doanh nghiệp cũng nên nâng cao nhận thức của nhà cung cấp để đảm bảo rằng họ hiểu được tầm quan trọng của các quy định cũng như yêu cầu của nhà mua hàng.
Một vài chất cần hạn chế trong sản xuất hàng may mặc và giày dép
Quần áo và giày dép nhập khẩu vào thị trường Châu Âu và Mỹ phải tuân thủ luật và các quy định hiện hành. Bên cạnh đó cần chú ý đến yêu cầu từ các tập đoàn đa quốc gia, hiệp hội ngành công nghiệp hoặc các tổ chức người tiêu dùng, do họ đang rất quan tâm về việc tuân thủ, luật và quy định của các tổ chức này cũng thường nghiêm ngặt hơn.
REACH (Quy định số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2007 là luật định của châu Âu liên quan đến Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất. REACH nhằm cải thiện việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những rủi ro có thể gây ra bởi hóa chất. Theo luật này, các công ty cam kết xác định và quản lý các rủi ro có thể gây ra bởi các hoá chất mà họ sản xuất hoặc buôn bán. REACH cũng thực hiện các biện pháp để tăng cường thông tin liên lạc trong chuỗi cung ứng, do đó đảm bảo việc cung cấp các tài liệu rõ ràng chi tiết về các mối nguy hiểm và hướng dẫn sử dụng an toàn.
Đối với những rủi ro được xem là không thể quản lý được, cần phải hạn chế sử dụng. Có ba nhóm chất quan trọng cần phải xem xét:
Nhiều thương hiệu lớn và các hiệp hội ngành công nghiệp cũng phát triển và phát hành danh sách các chất cần hạn chế (RSL), đặt ra tiêu chuẩn chung để tự kiểm soát. Họ cung cấp các thông tin liên quan đến quy định và pháp luật, là công cụ cho các chuyên viên chuyên trách khi đánh giá. Đây cũng là một cách nâng cao hình ảnh, thương hiệu của các thương hiệu này.
Một ví dụ là RSL của Hiệp hội may mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) ban hành năm 2007, hiện nay phiên bản hiện hành là phiên bản thứ 17 (tháng 4 năm 2016). Trên cơ sở các quy định của chính phủ hoặc luật, danh sách này được xem xét, cập nhật định kỳ sáu tháng một lần để các nhà sản xuất có thể làm theo và áp dụng.
Tiếp đó, vào tháng 07 năm 2012, Hiệp hội quản lý RSL trong ngành may mặc và giày dép quốc tế Quản lý RSL (AFIRM) công bố RSL riêng của họ cho các nhà cung cấp. RSL này bao gồm thông tin chi tiết về các chất bị hạn chế thường được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng may mặc và giày dép cũng như các yêu cầu thử nghiệm và phương pháp thử. Hiện nay, thành viên của AFIRM bao gồm các thương hiệu: adidas, ASICS, Bestseller, C & A, Carhartt, Esprit, Gap Inc., Gymboree, H & M, Hugo Boss, J. Crew, Lacoste, Levi Strauss & Co., lululemon, New Balance, Nike Inc ., Pentland, PUMA, PVH, và s.Oliver. Hầu hết các thương hiệu này cũng đang có kế hoạch và áp dụng một số công cụ để giám sát quá trình sản xuất trong chuỗi cung ứng để hướng tới mức xả thải các chất độc hại bằng 0 vào năm 2020 vì họ cũng đang tham gia chiến dịch Detox, do Tổ chức Hòa bình xanh khởi xướng.
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về quản lý thương hiệu của các công ty. Đặc biệt, Internet và mạng xã hội cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng thu hút sự chú ý đến các vấn đề ở bất cứ nơi nào trên thế giới, buộc các công ty phải phản ứng cực kỳ nhanh chóng để hạn chế những tổn thất có thể có của các nhà đầu tư và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Hơn nữa, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính minh bạch và từng biển hiện của doanh nghiệp. Với sự phát triển của RAPEX (hệ thống cảnh báo nhanh của Châu Âu đối với sản phẩm tiêu dùng không phải là thực phẩm) các trường hợp sản phẩm không tuân thủ có thể phải tốn nhiều chi phí khi bị thu hồi.7
Dưới áp lực của sự phát triển này, nhiều thương hiệu lớn đã đầu tư nguồn lực vào phát triển RSL riêng nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng bằng cách giảm sử dụng các hóa chất độc hại và nguy hiểm càng nhiều càng tốt. Gần đây, các doanh nghiệp đã đưa ra một cách tiếp cận toàn diện hơn, bằng cách loại bỏ các rủi ro càng sớm càng tốt, từ giai đoạn phát triển sản phẩm đến sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Do đó, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của chuỗi cung ứng được yêu cầu kiểm tra theo các RSL và nộp báo cáo kiểm tra hợp lệ cho các nhà máy trước khi đưa vào sản xuất.