Giày dép là một mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến. Do đó, trước khi được hoàn thiện và trưng bày, mỗi đôi giày phải đảm bảo được sản xuất đạt tiêu chuẩn và hoàn thiện nhất có thể. Tuy nhiên, trên thực tế các vấn đề về chất lượng luôn phát sinh trong quá trình sản xuất khiến thành phẩm bị lỗi. Bài viết này sẽ thông tin về nguyên nhân khiến phát sinh lỗi sản xuất, cách các chuyên gia phân loại lỗi và các giải pháp khả thi thường được áp dụng.
Trong quy trình sản xuất, lỗi sản xuất thường được phân thành ba cấp độ: lỗi nghiêm trong (critical defect), lỗi lớn (major defect) và lỗi nhỏ (minor defect).
Lỗi nghiêm trọng
Đây là mức độ lỗi cao nhất; sản phẩm không đáp ứng quy định sản xuất và gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Những sản phẩm này phải được loại bỏ vì chúng không phù hợp để sử dụng. Ví dụ có thể kể đến như phát hiện kim nhọn hoặc vật dụng nguy hiểm trong giày.
Lỗi lớn
Mức độ lỗi này đề cập đến việc sản phẩm giày dép gặp vấn đề ảnh hưởng đến ngoại quan hoặc độ bền. Những vấn đề này có thể dẫn đến việc người tiêu dùng trả lại sản phẩm do không hài lòng. Ví dụ như giày cao gót có phần gót làm không đạt tiêu chuẩn nên dễ gãy.
Lỗi nhỏ
Đây là mức độ lỗi thấp. Lỗi nhỏ liên quan đến những đôi giày phù hợp với quy định nhưng có những tiểu tiết khiến khách hàng không hài lòng.
Dưới đây là mô hình xác định các vị trí và lỗi liên quan của sản phẩm giày dép
Khu vực 1 (KV1)
KV1 là các vị trí dễ nhìn thấy nhất của giày. Các lỗi sản xuất được phát hiện từ các vị trí này nhiều khả năng là lỗi nghiêm trọng hoặc lỗi lớn. KV1 bao gồm cả hai bên và phía trước của đôi giày
Khu vực 2 (KV2)
KV2 là các vị trí ít được nhìn thấy hơn KV1. Do đó, các lỗi phát hiện trong KV2 thường là lỗi nhỏ ít ảnh hưởng đến chất lượng giày.
1. Size giày không chính xác
Sự cố này có thể xảy ra do vị trí của máy móc sản xuất, dẫn đến sự đối xứng và kích thước bị lệch. Lỗi này sẽ tác động đáng kể đến thành phẩm khiến chúng bị dán nhãn lỗi và rất khó bán.
Giải pháp khả thi
Để tránh vấn đề này, cần phải thiết lập vị trí và máy móc một cách chính xác. Việc kiểm tra máy móc thường xuyên trước khi bắt đầu sản xuất sẽ giúp hạn chế phát sinh vấn đề này.
2. Chất liệu
Chất liệu được sử dụng trong sản xuất là yếu tố quan trọng đối với chất lượng giày. Nếu chọn chất liệu kém, thành phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn quy định và dễ bị lỗi hơn.
Giải pháp khả thi
Một giải pháp đơn giản cho vấn đề này là chọn chất liệu chất lượng cao phù hợp với kiểu dáng giày dép. Tùy vào ngân sách mà doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn loại chất liệu có giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
3. Lỗi kết dính
Một đôi giày có thể bị lỗi khi chất kết dính giữa giày với đế bị hỏng. Đây có thể là lỗi do con người vì có thể công nhân đã không sử dụng đủ chất kết dính trong quá trình sản xuất.
Giải pháp khả thi
Việc bôi keo cẩn thận hơn là rất quan trọng để keo dính vào đế giày. Do đó, nhà sản xuất cần đảm bảo việc đào tạo chuyên môn. Ngoài ra, giám sát hiệu suất phù hợp cũng giúp giảm thiểu khả năng xảy ra vấn đề này.
4. Dấu hằn và vết lõm trong quá trình sản xuất
Các dấu hằn và vết lõm thường xảy ra sản phẩm được xử lý kém trong quá trình sản xuất. Các dấu hằn và lồi lõm này là các tiểu tiết nhỏ không đáng chú ý trên giày dép, cũng như không không gây ra bất kỳ tác động đáng kể nào đến thành phẩm. Tuy nhiên, thành phẩm mắc lỗi này thường dễ bị trả lại.
Giải pháp khả thi
Thực hiện giám định giày dép để hỗ trợ quản lý chất lượng. Một quy trình xử lý cẩn thận sẽ giúp hạn chế khả năng xuất hiện vết lõm.
5. Thừa keo, sáp hoặc dầu
Các hóa chất như keo, sáp và dầu thường được sử dụng trong dây chuyền sản xuất giày dép. Trong một số trường hợp, công nhân có thể thêm quá nhiều hóa chất này và để lại dư lượng. Điều này làm thành phẩm bị biến màu và bị ố, làm sản phẩm không thích hợp để bán và bị gắn nhãn bị lỗi.
Giải pháp khả thi
Quá trình này được thực hiện bằng tay trên sàn nhà máy. Do đó, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực lành nghề là chìa khóa để tránh các lỗi về keo, sáp. Với sự hướng dẫn tỉ mĩ và chỉn chu tại chỗ, công nhân sẽ xác định chính xác định lượng hóa chất cần thiết để giữ cho đôi giày ở hình thức tối ưu.
6. Vật sắc nhọn trong giày
Đây là vấn đề khá hiếm gặp, tuy nhiên lại là một lỗi sản xuất khá nghiêm trọng. Lỗi này đề cập đến việc một vật sắc nhọn đã được để lại trên giày, chẳng hạn như 1 chiếc đinh. Thông thường, lỗi này phổ biến hơn ở giày da, vì chúng được sử dụng để buộc giày lại với nhau. Điều này có thể dẫn đến việc đinh không được đặt chính xác hoặc thậm chí đặt sai vị trí, gây ra một đầu nhọn có thể gây hại cho người tiêu dùng.
Giải pháp khả thi
Thực hiện máy dò kim loại trong quá trình sản xuất có thể giúp xác định xem các vật thể như đinh, kim hoặc kim ghim có bị đặt sai vị trí trong giày hay không. Giám định viên cũng nên có mặt để giám sát các sản phẩm và phát hiện các lỗi tiềm ẩn tương tự.
7. Hư hỏng cơ học
Hư hỏng cơ học là bất kỳ dạng rách, thủng hoặc trầy xước nào do máy móc gây ra ảnh hưởng đến chức năng hoặc tính thẩm mỹ của giày. Nếu các lỗi này xảy ra, chúng được xếp vào mức độ lỗi nghiêm trọng cần phải được loại bỏ. Điều này thường xảy ra khi máy có lỗi do không được thiết lập đúng cách.
Giải pháp khả thi
Giải pháp cho vấn đề này là thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, xác nhận xem thiết bị có hoạt động tối ưu hay không. Như vậy sẽ giúp giảm thiểu khả năng xảy ra loại hư hỏng cơ học này.
Việc xảy ra lỗi khi sản xuất giày da rất phổ biến, đặc biệt là khi sản xuất thủ công. Phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của người công nhân. Để hạn chế được điều đó, chúng ta có thể sử dụng máy móc thay thế con người, vừa giúp tiết kiệm thời gian và công sức, vừa mang lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, Quốc Hưng luôn mong muốn mang lại cho quý doanh nghiệp các sản phẩm máy móc ngành giày da hiện đại và an toàn nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tin chắc sẽ là sự lựa chọn số một trên thị trường. Đi kèm theo đó là một mức giá hợp lý cùng chế độ bảo hành sẽ khiến cho quý doanh nghiệp an tâm lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.
Xem thêm: máy giày da quốc hưng